Chu trình taro trên máy tiện CNC từ A-Z

Chu trình taro trên máy tiện CNC là một quá trình phức tạp và đầy thách thức, nhưng lại là bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất và gia công cơ khí. Từ việc lập trình đến thực hiện các phép taro trên máy tiện CNC, mỗi bước đều đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng cao của người điều khiển máy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chu trình taro trên máy tiện CNC từ A-Z trong bài viết dưới đây.

Chu trình taro trên máy tiện CNC là gì?

Taro trên máy tiện CNC
Chu trình taro trên máy tiện CNC

Chu trình taro trên máy tiện CNC là quá trình gia công cơ khí tự động được thực hiện trên máy tiện điều khiển số (CNC). Trong quá trình này, một công cụ cắt được sử dụng để loại bỏ các lớp vật liệu dư thừa từ một mảnh làm việc, tạo ra hình dạng cuối cùng theo thiết kế được lập trình trước.

Quá trình taro bao gồm việc di chuyển công cụ cắt quanh mảnh làm việc theo các đường cong và hình dạng được chỉ định, thường được điều khiển bởi các lệnh G-code được nhập vào máy CNC. Từ đó tạo ra sản phẩm có hình dạng chính xác và bề mặt mịn màng, phù hợp với yêu cầu sản phẩm cuối cùng. Chu trình taro trên máy tiện CNC giúp tăng độ chính xác và hiệu suất trong sản xuất cơ khí so với các phương pháp gia công thủ công truyền thống.

Các thông số của chu trình taro trên máy tiện CNC cơ bản

Chu trình taro trên máy tiện CNC bao gồm nhiều thông số cơ bản để xác định quá trình gia công. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong chu trình taro trên máy tiện CNC mà người vận hành cần nắm vững:

  • Tốc độ cắt: Đây là tốc độ tương đối giữa công cụ cắt và vật liệu gia công, được đo bằng mét trên mỗi phút (m/min) hoặc feet trên mỗi phút (ft/min).
  • Đường kính taro: Đường kính của chi tiết sau khi đã được taro.
  • Độ sâu taro: Đây là sâu độ của rãnh taro trên chi tiết, được đo từ bề mặt của chi tiết đến đáy của rãnh taro.
  • Tốc độ đầu vào công cụ: Là tốc độ vật tư di chuyển theo chiều ngang hoặc dọc theo trục của máy tiện khi taro, được đo bằng mét trên mỗi phút (m/min) hoặc inch trên mỗi phút (in/min).
  • Tốc độ quay của máy tiện: Thường được tính bằng vòng/phút (RPM). Tốc độ quay cần được điều chỉnh để phù hợp với vật liệu và công cụ cắt.
  • Kiểu cắt: Bao gồm các thông số như cắt thô hoặc cắt hoàn thiện.
  • Loại công cụ cắt: Bao gồm thông tin về loại công cụ được sử dụng, chẳng hạn như dao tiện, dao taro, hoặc dao chấn.

Ngoài ra, để có thể lập trình các chu trình taro trên máy tiện CNC nhanh chóng, người vận hành cũng cần hiểu rõ các thông số cũng như mã lệnh một cách đơn giản như: 

  • X, Y: Tọa độ điểm gia công.
  • Z: Tọa độ đáy lỗ.
  • R: Cao độ an toàn.
  • P: Thời gian dừng lại ở đáy lỗ
  • Q: Chiều sâu mỗi lát cắt.

Lưu ý: Sau mỗi chu trình taro trên máy tiện CNC cần thiết lập câu lệnh G80 để hủy chu trình. 

Kiểm tra trước khi taro trên máy tiện CNC

Taro trên máy tiện
Chu trình taro trên máy tiện CNC giúp tăng độ chính xác và hiệu suất trong sản xuất cơ khí

Khi tiến hành chu trình taro trên máy tiện CNC, người vận hành cần đảm bảo dữ liệu chương trình đúng với điều kiện gia công thực tế, nhằm đảm bảo độ chính xác của sản phẩm và tạo điều kiện an toàn cho máy móc và người lao động.

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chu trình taro trên máy tiện CNC là:

  • Lựa chọn kích cỡ ta taro phù hợp (cỡ taro là tiêu chuẩn, 20 TPI (20 ren/inch0)).
  • Chọn loại taro có thiết kế mũi taro phù hợp với lỗ được taro ren.
  • Khoảng cách hở vị trí bắt đầu của mũi taro.
  • Đảm bảo mũi taro thẳng hàng với mũi được tảo.
  • Mép cắt taro sắt và phải được mài chuẩn xác.
  • Điều chỉnh momen quay của cán taro để dễ cắt gọt.
  • Đảm bảo giá lắp chi tiết chắc chắn, có đủ độ cứng phù hợp.
  • Tuỳ vào điều kiện cắt gọt mà điều chỉnh tốc độ trục chính lắp taro sao cho phù hợp. 
  • Lỗ khoan phải được gia công một cách chính xác.
  • Điều chỉnh khoảng hở dưới đáy lỗ phù hợp để đảm bảo đủ chiều sâu của phần ren.
  • Lựa chọn chất làm nguội phù hợp.
  • Kiểm tra lại toàn bộ chu trình trước khi khởi động. 

Chu trình taro trên máy tiện CNC

Lệnh taro ren phải
Lệnh taro ren phải

Chu trình taro trên máy tiện CNC là một trong những bước quan trọng trong quá trình lập trình tiện CNC. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ những câu lệnh cũng như ký hiệu liên quan để quá trình thiết lập diễn ra nhanh chóng hơn.

Chu trình taro trên máy tiện CNC theo trục X – G84

Đây là chu trình thường được sử dụng để taro ren dọc theo trục Z.

G84 Z Q R F;

Z = Độ sâu của lỗ Taro

Q = Khoảng cách dao 1 lần Taro

R = Khoảng cách từ điểm ban đầu

F = Bước ren

Ví dụ:

X0;

G84 Z-5.0 Q2000 R1000 F0,0625;

G80 G0 X5.0;

Xem thêm: Giới thiệu tổng quan bảng điều khiển máy tiện CNC

Chu trình taro trên máy tiện CNC theo trục X – G88

Chu trình G88 thường được sử dụng để taro ren trên trục X với công cụ trực tiếp.

G88 X R Q P F;

X = Độ sâu của lỗ Taro

R = Giá trị 1 lần Taro

Q = K

P = Thời gian dừng ở đáy lỗ (mili giây)

F = Bước ren

Ví dụ:

X42.0;

G88 Z-48.0 C90.0 X30.0 R42.0 P200 S100 F1.0;

G80;

Taro ren ngược bằng mã G74

G74 X__Y__Z__R__F__

G74 – Taro ngược,  ren theo chiều tay trái với chuyển động trục chính M04

Chuỗi thứ tự của chu kỳ G84 dựa trên sự quay trục chính bình thường ban đầu M04. Taro là loại ren trái để dùng trong chu kỳ G74 và sự quay trục chính M04 phải có hiệu lực trong chu trình taro CNC.

  • Bước 1: Chuyển động nhanh đến tọa độ gia công X, Y
  • Bước 2: Chuyển động nhanh đến cao độ an toàn R
  • Bước 3: Chuyển động cắt gọt, khoan sâu xuống lỗ để đạt được chiều sâu Z mong muốn
  • Bước 4: Dừng quay trục chính
  • Bước 5: Trục chính quay thuận theo M03 và cắt lùi về điểm cao độ an toàn R
  • Bước 6: Dừng quay trục chính

Các thông số của ren

Lệnh taro ren trái
Lệnh taro ren trái

Thông số đặc biệt của ren là bước ren. Là khoảng cách giữa hai đỉnh ren trên cùng một đường xích. Ký hiệu là P. 

  • Độ chạy dao F (G94 mm/phút)

Công thức: F= S x P cho chu trình taro. 

Để đảm bảo khi trục chính quay một vòng thì dao sẽ tịnh tiến bằng một bước ren P. Nếu không tính F đúng như công thức thì khi thực hiện chu trình thì mũi taro sẽ bị bẻ gãy. 

Ví dụ:

T1M6 (T1: taro M10, bước 1.5)

S200M3

G84 Z-25. R2. Q5. F300 (F= S x P)

G80

  • Độ chạy dao F (G95 mm/vòng)

Lúc này máy tính bằng mm/vòng nên công thức F = P

Ví dụ:

T1M6 (T1: taro M10, bước 1.5)

S200M3

G95 G84 Z-25. R2. Q5. F1.5

G80 G94

5. Điểm lùi dao sau gia công

Điểm lùi sau gia công gồm có hai lệnh chính: 

G98: Trở về điểm ban đầu 

Từ điểm bắt đầu, mũi taro chạy nhanh đến tọa độ thực hiện chu trình, hay còn gọi là cao độ xuất phát. Sau đấy chạy giao nhanh đến cao độ an toàn rồi mới thực hiện cắt sâu xuống đáy lỗ. Sau khi đạt được độ sâu lỗ mong muốn, mũi taro thực hiện thao tác rút trở về vị trí ban đầu – cao độ xuất phát.

G99: Trở về điểm R hay trở về cao độ an toàn

Tương tự mã lệnh G98, ban đầu từ điểm xuất phát mũi taro chạy nhanh đến cao độ xuất phát. Sau đấy chạy giao nhanh đến cao độ an toàn rồi mới thực hiện cắt sâu xuống đáy lỗ. Tại đây, khác với G98 trở về cao độ ban đầu, G99 sẽ thực hiện thao tác rút về cao độ an toàn.

6. Chu trình taro bằng mã G84

N…G98 (G99) G84 X0 Z(W)…R…F…M…;

Xem thêm: Kinh nghiệm mua máy tiện CNC cũ chất lượng giá tốt 

Những lưu ý khi taro ren thuận và taro ren ngược

Khi tiến hành taro trên máy tiện CNC bằng phương pháp taro ren thuận và taro ren ngược, người vận hành cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn tốc độ cắt cho quá trình taro phù hợp với đầu mối ren và tốc độ trục chính.
  • Cao độ an toàn R trong chu trình taro trên máy tiện CNC phải cao hơn so với chu kỳ khác nhằm đảm bảo sự ổn định ăn dao trong khi gia tăng tốc độ.
  • Chuyển động gia công ren sẽ hoàn tất kể cả khi nhấn phím duy trì ăn dao trong khi xử lý chu kỳ taro ren. Vì các lý do an toàn cho cả người và máy. 
  • Các công tắc Override trên bảng điều khiển dùng cho tốc độ trục chính và tốc độ cắt sẽ không có hiệu lực trong khi xử lý chu kỳ G84 hoặc G74.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến chu trình taro trên máy tiện CNC. Mong rằng qua những kiến thức này, bạn có thể hiểu và áp dụng chúng vào trong quá trình gia công, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư máy tiện CNC chất lượng cao, hãy liên hệ ngay với Taikan để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!

NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC THƯƠNG HIỆU TAIKAN TẠI VIỆT NAM

  • Trụ Sở Chính TLT – Hồ Chí Minh:

354 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

  • Chi Nhánh TLT – Hà Nội:

Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X. Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội

  • Chi nhánh TLT – Bắc Ninh:

Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)

  • Hotline: 1900.98.99.06