Máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC là 2 dòng máy được nhiều đơn vị gia công cơ khí sử dụng hiện nay. Mỗi dòng máy sẽ có đặc điểm và cấu tạo riêng, phù hợp với từng loại hình công việc khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có thể dễ dàng phân biệt máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC nhé!
Máy tiện đứng CNC là gì?
Máy tiện đứng CNC (máy tiện tháp pháp đứng) là một loại máy tiện được trang bị công nghệ CNC, có khả năng tự động hóa quá trình gia công. Máy tiện đứng có trục chính chủ yếu di chuyển theo hướng thẳng đứng hoặc dọc theo trục của máy, nghĩa là vật liệu gia công thường được kẹp và xoay xung quanh trục chính.
Ngoài ra, đây là dòng máy có khả năng gia công tốt những vật liệu có đường kính và trọng lượng lớn. Do đó, máy tiện đứng CNC thường được sử dụng để gia công các chi tiết trục đứng như trục, trụ, và các bộ phận có đối xứng quanh trục chính. Các ứng dụng phổ biến bao gồm sản xuất các chi tiết máy móc, linh kiện ô tô, và các sản phẩm kim loại khác.
Máy tiện ngang CNC là gì?
So với máy tiện đứng CNC, máy tiện ngang CNC được ứng dụng phổ biến hơn, góp mặt ở hầu hết các ngành công nghiệp. Máy tiện ngang sở hữu trục chính được lắp đặt theo chiều ngang, các công cụ khác được gắn bên ngoài của giá đỡ công cụ.
Máy tiện ngang CNC được thiết kế để gia công các chi tiết trục tròn bằng cách di chuyển dao cụ cắt theo phương nằm ngang. Điều này cho phép máy tạo ra các chi tiết có hình dạng phức tạp bằng cách cắt, đục, và gia công các chi tiết tròn từ vật liệu như kim loại. Sự tự động hóa thông qua hệ thống CNC giúp cải thiện độ chính xác và hiệu suất trong quá trình gia công.
Ưu điểm của máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC
1. Ưu điểm của máy tiện đứng CNC
- Máy tiện đứng CNC có khả năng gia công các vật liệu có kích thước lớn, nặng và ngắn.
- Kích thước máy nhỏ, chỉ chiếm một nửa diện tích của máy tiện ngang, phù hợp với những xưởng sản xuất có diện tích vừa và nhỏ.
- Với trục chính được lắp đặt theo phương thẳng đứng cho phép đỡ trục chính 360°, giúp tăng trọng lượng tối đa cho phép trên trục chính. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ bổ sung cũng làm tiêu tan các lực cắt được tạo ra trong quá trình cắt nặng hoặc gián đoạn. Điều này cho phép máy tạo ra những sản phẩm có độ chính xác cao, đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật.
- Có khả năng gia công tốt đa dạng vật liệu như nhôm, đồng thau, thép, titan, hợp kim,…
- Cung cấp tùy chọn tốt nhất cho các dự án tập trung vào một mặt như tấm kim loại lớn và khuôn chìm.
- Thường được sử dụng để gia công các tấm kim loại lớn, vỏ máy bơm, đĩa phanh, bộ phận máy bay, thiết bị nặng,…
2. Ưu điểm của máy tiện ngang CNC
- Máy tiện ngang CNC có khả năng thực hiện các phép gia công với độ chính xác cao, do đó giảm sai số và đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao.
- Cột, giường, dầm máy tiện và hộp trục chính của máy tiện ngang CNC đều được làm bằng gang chất lượng cao, kết hợp với kết cấu thép chắc chắn giúp máy vận hành ổn định trong quá trình gia công tốc độ cao.
- Bàn làm việc là một động cơ servo AC có quán tính lớn, được trang bị trục vít con lăn chất lượng cao và thanh dẫn tuyến tính khổ lớn, có khả năng định vị chính xác cao.
- Khả năng tự động hóa quá trình gia công, giúp tăng năng suất, giảm thiểu lỗi do con người và tăng khả năng lặp lại của quy trình sản xuất.
- Thực hiện nhiều loại gia công khác nhau chỉ thông qua việc thay đổi chương trình điều khiển. Điều này làm cho nó trở nên linh hoạt và đa dạng trong nhiều ứng dụng.
- Khả năng gia công nhanh chóng, giảm thiểu đáng kể thời gian sản xuất và tăng hiệu suất gia công.
- Kiểm soát nhiều yếu tố trong quá trình gia công giúp máy tiện ngang CNC tạo ra sản phẩm với chất lượng đồng đều, ít biến dạng và ít lỗi.
Xem thêm: Dao tiện định hình là gì? Các loại phổ biến trên thị trường
Nhược điểm của máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC
1. Nhược điểm của máy tiện đứng CNC
- Chí phí vận hành máy tiện đứng CNC tương đối cao. Do máy công cụ này sử dụng hệ thống điều khiển cao cấp và cần theo kịp sự phát triển của công nghệ nên điều này dẫn đến việc gia tăng đáng kể chi phí vận hành.
- Yêu cầu kỹ thuật viên cần có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm vận hành và lập trình máy để có thể đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất.
- Máy tiện đứng CNC thường không được sử dụng để gia công những vật liệu có kích thước dài.
2. Nhược điểm của máy tiện ngang CNC
- Máy tiện ngang CNC thường có giá thành đầu tư ban đầu cao, đặc biệt là các máy có khả năng chế tạo và gia công chính xác cao.
- Vận hành máy tiện ngang CNC đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về lập trình máy CNC và quy trình gia công. Vì vậy, người sử dụng cần hiểu rõ về các ngôn ngữ lập trình như G-code và M-code.
- Mặc dù máy tiện ngang CNC có khả năng gia công nhanh chóng và chính xác, nhưng nó vẫn thường gặp khó khăn khi xử lý các phôi có hình dạng phức tạp và chi tiết nhỏ.
- Việc lập trình máy tiện ngang CNC có thể mất nhiều thời gian, đặc biệt là khi cần gia công các chi tiết có độ phức tạp cao.
Phân biệt máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC
Thông thường, để có thể dễ dàng phân biệt máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC, chúng ta thường dựa vào hai yếu tố là cấu tạo và ứng dụng.
1. Xét về cấu tạo
Xét về cấu tạo của máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC, điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất đó chính là trục chính. Đối với máy tiện đứng CNC, trục chính thường được lắp đặt theo phương thẳng đứng, phôi sẽ được di chuyển lên xuống để đặt nó thẳng hàng với dụng cụ thích hợp cần thiết cho hoạt động mong muốn. Còn đối với máy tiện ngang, trục chính được giữ cố định trong mặt phẳng nằm ngang.
Với thiết kế nhỏ gọn, máy tiện đứng CNC phù hợp với những xưởng gia công có diện tích hạn chế. Còn đối với máy tiện ngang thường sẽ phù hợp để gia công vật liệu theo kiểu song song, kích thước lớn nên yêu cầu nhà xưởng rộng để có thể dễ dàng lắp đặt và vận hành máy.
Xem thêm: Hướng dẫn lập trình máy tiện CNC Fanuc chi tiết nhất
2. Xét về ứng dụng
- Máy tiện đứng CNC có khả năng gia công tốt với những vật liệu có đường kính và trọng lượng lớn như bánh xe, chi tiết trong ngành hàng không,… Còn đối với máy tiện ngang CNC thường phù hợp với những vật liệu có đường kính và trọng lượng nhỏ hơn.
- Máy tiện đứng CNC cần ít lực hơn để giữ vật liệu gia công. Trong khi đó, máy tiện ngang CNC cần sử dụng khác nhiều lực để giữ vật liệu theo phương nằm ngang.
- Máy tiện đứng có khả năng cắt cao, từ đó rút ngắn thời gian gia công và hoàn thiện sản phẩm. Còn máy tiện CNC ngang không thể áp dụng lực cắt mạnh như máy tiện đứng.
- Ngoài ra, máy tiện đứng thường khó gia công những vật liệu có kích thước dài. Còn máy tiện ngang dễ dàng gia công vật liệu nhanh chóng.
Trong thế giới sản xuất hiện đại, sự hiểu biết về sự khác biệt giữa máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC là quan trọng để có quyết định đúng đắn khi chọn lựa thiết bị. Sử dụng đúng loại máy tiện sẽ giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm cuối cùng. Mong rằng những kiến thức được đề cập trong bài hữu ích đối với bạn!
Để mua hàng, tư vấn, giải đáp các thắc mắc chi tiết hơn về giá máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC Taikan chất lượng cao, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC THƯƠNG HIỆU TAIKAN TẠI VIỆT NAM
- Trụ Sở Chính TLT – Hồ Chí Minh
354 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi Nhánh TLT – Hà Nội
Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X. Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội
- Chi nhánh TLT – Bắc Ninh
Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)
- Hotline: 1900.98.99.06