Hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC siêu dễ cho người mới bắt đầu

Việc sử dụng máy tiện CNC đang trở thành xu hướng phổ biến trong ngành gia công cơ khí hiện đại. Không chỉ mang lại độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian, máy tiện CNC còn giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắt khe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng máy tiện CNC trong bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của việc sử dụng máy tiện CNC trong sản xuất

Sử dụng máy tiện CNC
Sử dụng máy tiện CNC giúp nâng cao hiệu quả gia công, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Sử dụng máy tiện CNC trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các phương pháp gia công truyền thống. Trước hết, máy tiện CNC giúp doanh nghiệp đạt được độ chính xác với sai số cực nhỏ, đồng thời đảm bảo sự đồng đều và chất lượng cao cho từng sản phẩm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong các ngành yêu cầu độ chính xác cao như hàng không, ô tô, và y tế. 

Hơn nữa, máy tiện CNC có khả năng tự động hóa và hoạt động liên tục, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất đáng kể. 

Không chỉ vậy, máy tiện CNC còn linh hoạt khi có thể gia công trên nhiều loại vật liệu, từ kim loại đến nhựa, đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường. Sử dụng máy tiện CNC không chỉ tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất toàn diện.

Hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC cho người mới bắt đầu

Sử dụng máy tiện CNC
Sử dụng máy tiện CNC giúp tiết kiệm thời gian gia công

Để sử dụng máy tiện CNC hiệu quả, người dùng cần tuân thủ theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Khởi động máy tiện CNC

Bước đầu tiên là bật máy, nhằm khởi động hệ thống và chuẩn bị cho quá trình gia công. Trước hết, cần đóng cầu dao điện để cung cấp nguồn cho máy. Tiếp đến, bật công tắc nguồn máy tiện CNC và nhấn nút POWER ON (nút màu xanh), chờ khoảng một phút để hệ thống hoàn tất khởi động. 

Sau đó, xoay nút dừng khẩn cấp (nút tròn đỏ) theo chiều mũi tên để đảm bảo không còn bị kích hoạt, cho phép máy hoạt động bình thường. Cuối cùng, bật trục xoay theo một trong hai hướng để làm nóng máy, giúp máy ổn định và tránh các sự cố trong quá trình gia công. Thực hiện đúng các bước này sẽ đảm bảo quá trình khởi động an toàn và hiệu quả.

Bước 2: Cài đặt chương trình trên máy tiện CNC

Để gia công chính xác, việc cài đặt các lệnh cần được tiến hành cẩn thận. Hãy xóa các chương trình không sử dụng để tránh nhầm lẫn khi cài đặt. Để xóa, chọn chế độ EDIT -> Nhấn PROGRAM -> Nhập tên chương trình -> Bấm mũi tên xuống -> Nhấn DELETE.

Để cài đặt lệnh mới, chọn EDIT -> Nhấn PROGRAM -> Nhập tên chương trình -> Nhấn EOB -> Nhấn INSERT để hiển thị tên chương trình trên màn hình.

Bước 3: Gá dao cụ vào kho dao

Quá trình gia công đòi hỏi phải gá lắp dao tiện vào kho dao của máy. Sau khi gắn dao, cần đo kích thước dao theo các phương X, Z từ mũi dao đến điểm thay dao rồi nhập vào bộ nhớ. Máy tiện CNC có thể sử dụng nhiều công cụ cắt trong một quy trình gia công, nên người vận hành cần lựa chọn và lắp đặt dao cụ thích hợp vào máy. 

Thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp máy tiện CNC hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao trong quá trình gia công.

Bước 4: Gá phôi vào mâm cặp

Bước tiếp theo khi vận hành máy tiện CNC là gá chặt phôi vào mâm cặp. Thông thường, máy tiện CNC sử dụng mâm cặp 3 chấu thủy lực tự định tâm để giữ phôi. Người vận hành cần kiểm tra kỹ độ đảo của phôi khi quay, cũng như áp lực của mâm cặp. Nếu phôi có dấu hiệu biến dạng, hãy tiến hành điều chỉnh ngay để đảm bảo độ chính xác trong gia công.

Xem thêm: Máy tiện đùn là gì? Tìm hiểu ưu điểm và ứng dụng phổ biến

Bước 5: Sử dụng bảng điều khiển

Các chương trình tiện CNC được lưu và quản lý thông qua bảng điều khiển, một thành phần quan trọng cần được chú ý trong quá trình sử dụng máy tiện CNC.

Bước 6: Thiết lập điểm gốc của phôi

Sử dụng nút điều khiển để đưa mâm dao về điểm chuẩn R trên máy. Chọn chế độ di chuyển bằng tay và cho trục chính quay mang phôi theo. Khi điểm gốc của phôi là X0, Z0 tại mặt đầu phôi, xác định điểm gốc X và Z theo các bước sau:

– Xác định điểm gốc X: Sử dụng chế độ handle để cho dao tiến đến chạm mặt lưng chi tiết, sau đó dịch dao ra khỏi chi tiết theo trục Z. Ghi lại tọa độ X hiển thị trên máy, ví dụ: X = -170.34. Sau đó, đo đường kính phôi (ví dụ: D = 40 mm). Truy cập vào OFFSET/OFFSETTING, chọn chế độ GEOMETRY, nhập giá trị X40, chọn MEASURE hoặc nhập công thức: X = (tọa độ X hiển thị – D phôi)/2 và nhấn INPUT.

– Xác định điểm gốc Z: Sử dụng chế độ handle để dao chạm mặt đầu của chi tiết. Ghi lại tọa độ Z, ví dụ: Z = -770.34, và nhập vào máy. Vào OFFSET/OFFSETTING, chọn GEOMETRY, nhập Z0 và nhấn MEASURE. Nếu nhập tọa độ Z trực tiếp, nhấn INPUT để xác nhận.

Bước 7: Khởi động và vận hành máy tiện CNC

Để vận hành, chọn vị trí EDIT và gọi chương trình gia công. Nhấn nút RESET để dấu nháy chuyển về đầu chương trình, sau đó chuyển sang vị trí MEM để kiểm tra tọa độ. Nhấn POS để xem giá trị tọa độ và nhấn START để bắt đầu chạy chế độ tự động. Chọn SBLK nếu muốn thực hiện từng lệnh một. Sau mỗi lệnh, nhấn START để tiếp tục lệnh tiếp theo.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy tiện CNC

Gia công CNC chi tiết nhôm
Quá trình vận hành máy tiện CNC đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm

Khi sử dụng máy tiện CNC, người vận hành cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

1. Kiểm tra máy móc trước khi sử dụng

Trước khi khởi động, cần kiểm tra toàn bộ hệ thống, bao gồm điện áp, dầu bôi trơn và tình trạng các bộ phận chuyển động. Đảm bảo rằng các bộ phận như mâm cặp, dao tiện và phôi được lắp đặt đúng cách.

2. Thiết lập đúng các thông số gia công

Việc cài đặt các thông số như tốc độ trục chính, tốc độ cắt và chiều sâu cắt phải phù hợp với loại vật liệu và yêu cầu gia công. Sai lệch trong các thông số này có thể gây hư hỏng máy hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

3. Đảm bảo an toàn khi vận hành 

Người vận hành phải mang đồ bảo hộ lao động phù hợp khi sử dụng máy tiện CNC như kính bảo hộ, găng tay và quần áo kín. Không được đứng quá gần khu vực mâm cặp hoặc phôi khi máy đang hoạt động, và luôn sẵn sàng tắt máy trong trường hợp khẩn cấp.

4. Quản lý và bảo trì định kỳ

Máy tiện CNC cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu suất và độ bền của máy. Điều này bao gồm việc kiểm tra và thay dầu, vệ sinh các bộ phận và cập nhật phần mềm (nếu cần).

Xem thêm: Hướng dẫn vận hành máy CNC chi tiết nhất

5. Lập trình và kiểm tra chương trình gia công

Trước khi gia công chính thức, nên kiểm tra chương trình trên máy tính để hạn chế lỗi lập trình. Chạy chương trình với tốc độ chậm trong lần đầu tiên để kiểm tra các chi tiết.

6. Gá phôi và dao cẩn thận

Đảm bảo phôi và dao cắt được gá chặt và đúng vị trí. Việc gá phôi hoặc dao không chính xác có thể dẫn đến lỗi gia công, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và độ an toàn.

7. Quan sát và theo dõi quá trình gia công

Trong quá trình sử dụng máy tiện CNC, người vận hành cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường như dao mòn, phôi bị dịch chuyển, hoặc âm thanh bất thường từ máy.

8. Tuân thủ quy trình an toàn sau khi hoàn tất gia công

Sau khi kết thúc công việc, cần tắt máy đúng cách, tháo bỏ phôi và vệ sinh máy. Điều này giúp bảo vệ máy và chuẩn bị sẵn sàng cho lần sử dụng kế tiếp.

Cách bảo trì và bảo dưỡng sau khi sử dụng máy tiện CNC

máy tiện đứng CNC và máy tiện ngang CNC
Thực hiện vệ sinh thường xuyên sau khi sử dụng máy tiện CNC

Bảo trì và bảo dưỡng máy sau khi sử dụng máy tiện CNC là việc quan trọng để đảm bảo máy hoạt động bền bỉ, duy trì hiệu suất cao và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là quy trình bảo trì và bảo dưỡng cơ bản:

Vệ sinh máy

   – Sau mỗi ca làm việc, cần vệ sinh sạch sẽ máy để loại bỏ phoi và dầu bám trên bề mặt.

   – Dùng khí nén hoặc bàn chải mềm để làm sạch phoi ở các bộ phận chuyển động, đặc biệt là trục vít, mâm cặp và ray trượt.

   – Lau chùi vỏ ngoài máy và màn hình điều khiển để tránh bụi bẩn tích tụ.

Kiểm tra và bôi trơn 

   – Kiểm tra mức dầu bôi trơn và châm thêm nếu cần thiết để đảm bảo hệ thống bôi trơn luôn hoạt động tốt.

   – Bôi trơn các bộ phận chuyển động, trục vít và ray trượt theo lịch định kỳ để giảm ma sát và ngăn chặn hao mòn.

   – Thay dầu bôi trơn định kỳ cho hệ thống theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất hoạt động.

Kiểm tra hệ thống điện và kết nối

   – Đảm bảo các dây cáp và kết nối điện không bị hỏng, đứt hoặc lỏng.

   – Kiểm tra bảng mạch điều khiển và các nút bấm, bảo đảm chúng hoạt động bình thường và không bị hỏng hóc.

   – Đảm bảo cầu dao, công tắc và nút dừng khẩn cấp hoạt động tốt.

Kiểm tra dao cụ và mâm cặp 

   – Kiểm tra dao cụ, mâm cặp để phát hiện kịp thời các hư hỏng hoặc hao mòn.

   – Đảm bảo dao cắt vẫn còn sắc bén, không bị mẻ hoặc mòn. Nếu phát hiện dao bị hỏng, nên thay thế ngay để đảm bảo chất lượng gia công.

   – Kiểm tra áp suất của mâm cặp, đảm bảo giữ phôi chắc chắn trong quá trình vận hành.

Kiểm tra hệ thống làm mát

   – Kiểm tra và bổ sung dung dịch làm mát nếu thiếu, hoặc thay mới dung dịch nếu đã quá bẩn.

   – Vệ sinh hệ thống làm mát để tránh tình trạng tắc nghẽn, đảm bảo hiệu quả trong việc làm mát phôi và dao trong quá trình gia công.

Kiểm tra và căn chỉnh trục

   – Kiểm tra độ chính xác của các trục X, Y, Z. Nếu phát hiện sai lệch, cần điều chỉnh lại để đảm bảo độ chính xác của máy.

   – Kiểm tra tình trạng các đai ốc, ốc vít ở các trục và siết chặt nếu cần.

Kiểm tra phần mềm điều khiển

   – Kiểm tra và cập nhật phần mềm điều khiển theo khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả.

   – Sao lưu các chương trình gia công và dữ liệu cần thiết, phòng trường hợp phần mềm gặp lỗi.

   – Ghi lại tình trạng bảo trì của máy vào sổ theo dõi hoặc phần mềm quản lý.

   – Nếu phát hiện sự cố hoặc cần thay thế linh kiện, báo ngay cho bộ phận bảo trì để xử lý kịp thời.

Việc sử dụng máy tiện CNC đã trở thành một giải pháp gia công tối ưu cho các doanh nghiệp nhờ khả năng tạo ra sản phẩm chính xác, nhất quán và hiệu quả cao. Bằng cách tuân thủ các bước vận hành và bảo trì hợp lý, người dùng không chỉ nâng cao chất lượng gia công mà còn tối ưu hóa thời gian sản xuất và tiết kiệm chi phí. Sử dụng máy tiện CNC một cách an toàn và hiệu quả là chìa khóa để nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường sản xuất hiện đại.

Để mua hàng, tư vấn, giải đáp các thắc mắc chi tiết hơn về cách sử dụng máy tiện CNC, giá máy CNC Taikan bao nhiêu? hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU TAIKAN TẠI VIỆT NAM

  • Trụ Sở Chính TLT – Hồ Chí Minh
    354 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Gia Công TLT – Hồ Chí Minh
    356/1 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
  • Chi Nhánh TLT – Hà Nội
    Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X. Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội
  • Chi nhánh TLT – Bắc Ninh
    Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)
  • Hotline: 1900.989.906