Lập trình gia công phay CNC là gì? Các bước chuẩn nhất

Lập trình gia công phay CNC là quá trình tạo ra các lệnh điều khiển máy CNC để thực hiện quá trình gia công phay. Quá trình này đòi hỏi người dùng phải có kiến thức vững về lập trình, đồ họa kỹ thuật, và hiểu biết sâu rộng về quy trình gia công và máy móc CNC. 

Để hiểu rõ hơn về lập trình gia công phay CNC là gì? Các bước lập trình chuẩn diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Lập trình gia công phay CNC là gì?

Lập trình gia công phay CNC
Lập trình gia công phay CNC là quá trình tạo ra các lệnh điều khiển máy CNC để thực hiện quá trình gia công phay

Lập trình gia công phay CNC là bước quan trọng được thực hiện đầu tiên trong quá trình gia công nhằm điều khiển máy phay CNC, máy tiện CNC, máy khoan và taro CNC,… thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm như trong bản thiết kế.

Công nghệ gia công phay CNC hiện nay chiếm khoảng 75% trong số các phương pháp gia công sử dụng điều khiển số. Để có thể điều khiển máy CNC dễ dàng, hiệu quả, buộc người lập trình phải nắm rõ mã lệnh M, mã lệnh G và các lệnh khác trong máy phay. Một số lệnh phổ biến mà người lập trình gia công phay CNC thường xuyên gặp phải là:

  • Lệnh di chuyển dao: G00, G01, G02, G03
  • Lệnh tốc độ chạy dao: F, G94, G95, G96
  • Lệnh hệ tọa độ: G17, G18, G19, G54 – G59, G92
  • Lệnh chọn thay dao: M06, T,…
  • Lệnh tốc độ trục chính: M03, M04, M05, S, G97
  • Lệnh hiệu chỉnh kính dao: G40 – G42
  • Lệnh điều chỉnh chiều dài dao: G43, G44, G49
  • Lệnh chức năng phụ: M00, M01, M02, M12, M07, M08, M09, M30

Các phương pháp lập trình phay CNC

Lập trình gia công phay CNC 1
Các phương pháp lập trình phay CNC gồm lập trình trực tiếp, tự động hoặc thông qua công nghệ CAD/CAM

Hiện nay, các đơn vị gia công thường sử dụng các phương pháp lập trình phay CNC sau:

1. Lập trình trực tiếp

Phương pháp lập trình gia công phay CNC trực tiếp thường được ứng dụng trong những trường hợp gia công đơn giản. Người lập trình có thể tự soạn chương trình phay CNC khi đã nắm được chính xác các tọa độ chạy dao.

Ngoài ra, lập trình viên còn có thể truyền chương trình gia công phay CNC vào trong bộ nhớ của hệ điều khiển thông qua 2 phương pháp:

  • Nhập từ Panel điều khiển theo chế độ MDI.
  • Nhập từ đĩa mềm, băng từ, cổng giao tiếp,…

2. Lập trình tự động

Khi sử dụng phương pháp lập trình gia công phay CNC tự động, lập trình viên thường sẽ sử dụng ngôn ngữ hỗ trợ hoặc phần mềm CAD/CAM để tự động chuyển đổi dữ liệu công nghệ và dữ liệu hình học thành chương trình CNC.

3. Lập trình theo công nghệ CAD/CAM

Với phương pháp lập trình theo công nghệ CAD/CAM, người dùng có thể dễ dàng tạo ra các chương trình gia công chi tiết phức tạp, đảm bảo độ chính xác cao.

Các bước thực hiện lập trình theo công nghệ CAD/CAM gồm:

  • Bước 1: Sử dụng phần mềm CAD để thiết kế mẫu gia công.
  • Bước 2: Xác định tiến trình gia công cụ thể. 
  • Bước 3: Lựa chọn công nghệ gia công phay CNC cho từng bước gia công.
  • Bước 4: Lập thông số CNC cho từ chứng năng gia công CNC tương ứng.
  • Bước 3: Tiến hành trình tự quá trình xử lý đối với chức năng gia công CNC để tạo đường chạy dao.
  • Bước 6: Thực thi hậu xử lý biên dịch dữ liệu chạy dao thành chương trình gia công phay CNC.

Quy trình lập trình gia công phay CNC

Lập trình gia công phay CNC 2
Quy trình lập trình gia công phay cần được thực hiện theo tuần tự các bước để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Quy trình lập trình gia công phay CNC cần tuân thủ theo các giai đoạn sau:

Bước 1: Xem bản vẽ gia công

Bước đầu tiên trong quy trình lập trình gia công phay CNC chính là xem xét bản vẽ gia công. Người lập trình sẽ liệt kê ra những thứ cần cho quá trình gia công và sắp xếp các nguyên công phù hợp. Từ đó, viết ra các mã lệnh thành chương trình gia công trên máy tính. 

Bước 2: Chọn vật liệu gia công

Sau khi đã xem xét qua bản vẽ để nắm được những yêu cầu cần thiết tạo ra sản phẩm. Việc tiếp theo sẽ là lựa chọn vật liệu phù hợp và nắm rõ thuộc tính, kích thước, hình dạng phôi.

Đây là một bước khá quan trọng vì nếu chọn sai vật liệu sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí của doanh nghiệp, nhất là những đơn vị chuyên gia công hàng loạt. 

Bước 3: Gá đặt phôi

Người lập trình cần lựa chọn loại đồ gá phù hợp với phôi, có thể sử dụng khối V, mâm cặp, bàn hút, bàn nam châm hoặc các loại đồ gá chuyên dụng khác.

Xem thêm: Nguyên nhân sai số gia công CNC và cách sửa lỗi tốt nhất

Bước 4: Lựa chọn công cụ gia công

Tùy vào mỗi giai đoạn nguyên công khác nhau sẽ sử dụng loại dao khác nhau. Do đó, người lập trình cần hiểu rõ công dụng của từng loại dao để sử dụng và thiết lập lệnh phù hợp.

Bước 5: Chọn chế độ cắt phù hợp

Thông thường, người lập trình sẽ thực hiện chế độ cắt bởi tốc độ quay trục chính khi cắt và tốc độ tiến dao. Quá trình này cần được tính toán và thực hiện tỉ mỉ để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn cho ra những sản phẩm chất lượng.

Bước 6: Viết chương trình CNC

Viết chương trình CNC là một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến kích thước, hình dạng cũng như tổng thể thành phẩm sau gia công.

Một số cách viết viết chương trình CNC phổ biến hiện nay như:

  • Lập trình bằng tay
  • Lập trình bằng máy tính
  • Sử dụng chương trình Macro

Bước 7: Kiểm tra chương trình gia công

Đa phần, người lập trình kiểm tra chương trình gia công CNC bằng các phần mềm mô phỏng như SSCNC, NCPlot, Vericut, CimcoEdit,…

Bước 8: Truyền chương trình CNC

Quá trình truyền chương trình CNC thường được gọi cách khác là nạp chương trình. Sau đó lưu trữ chúng vào trong bộ nhớ của máy CNC hoặc truyền thông qua wifi hoặc dây DNC.

Kinh nghiệm để nâng cao tay nghề lập trình gia công phay CNC

Bảo dưỡng máy phay CNC
Việc nâng cao tay nghề lập trình gia công yêu cầu sự kiên nhẫn và thực hành liên tục, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế

Để nâng cao tay nghề lập trình gia công phay CNC, bạn có thể thực hiện những bước sau đây:

1. Học cơ bản về CNC:

   – Hiểu về nguyên tắc hoạt động của máy CNC, cách chúng đọc và thực hiện các lệnh.

   – Nắm vững các thuật ngữ cơ bản và lý thuyết về gia công phay.

2. Hiểu rõ về vật liệu và dụng cụ cắt:

   – Tìm hiểu về các loại vật liệu thường được gia công và cách chúng ảnh hưởng đến quá trình gia công.

   – Nắm bắt thông tin về các loại dụng cụ cắt, chất liệu,…

3. Sử dụng phần mềm lập trình CNC:

   – Học sử dụng các phần mềm lập trình như CAM để tạo chương trình gia công phay.

   – Làm quen với các lệnh G-code và M-code.

Xem thêm: Sửa lỗi thay dao máy phay CNC hiệu quả trong vòng một nốt nhạc

4. Thực hành thường xuyên:

   – Hãy tìm cơ hội để thao tác thực tế, làm việc trên máy CNC để hiểu rõ quá trình gia công.

   – Tìm hiểu cách đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật.

5. Nắm vững kiến thức toán học và hình học:

   – Kiến thức vững về toán học và hình học là quan trọng để tính toán và xác định các vị trí cụ thể trên chi tiết cần gia công.

Nhớ rằng, việc nâng cao tay nghề yêu cầu sự kiên nhẫn và thực hành liên tục. Hãy tận dụng mọi cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Mong rằng, thông qua bài viết đã giúp bạn biết được lập trình gia công phay CNC là gì cũng như các thông tin hữu ích liên quan khác. Nếu bạn đang tìm địa chỉ bán máy CNC uy tín, chất lượng cao, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

Hiện tại, TULOCTECH đang là nhà phân phối chính thức của thương hiệu Taikan tại Việt Nam, chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng máy CNC, đảm bảo 100% máy chính hãng, chế độ bảo hành uy tín, giá rẻ, đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến máy CNC phù hợp với nhu cầu gia công của doanh nghiệp.

Để được tư vấn, mua hàng và nhận báo giá máy CNC, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC THƯƠNG HIỆU TAIKAN TẠI VIỆT NAM

  • Trụ Sở Chính TLT – Hồ Chí Minh
    354 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Gia Công TLT – Hồ Chí Minh
    356/1 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
  • Chi Nhánh TLT – Hà Nội
    Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X. Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội
  • Chi nhánh TLT – Bắc Ninh
    Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)
  • Hotline: 1900.989.906