Quy trình bảo dưỡng máy CNC đúng cách là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo máy hoạt động ổn định, hiệu quả và giúp nâng cao tuổi thọ của máy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình bảo dưỡng máy CNC một cách chi tiết và cụ thể, giúp bạn bảo vệ tài sản đắt tiền và tối ưu hóa năng suất sản xuất.
Lợi ích quy trình bảo dưỡng máy CNC

Quy trình bảo dưỡng máy CNC đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và độ tin cậy của máy, cung cấp nhiều lợi ích quan trọng như sau:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất: Bảo dưỡng định kỳ giúp ngăn chặn sự cố và hỏng hóc của máy, từ đó giảm thiểu thời gian dừng máy để sửa chữa và tăng tải đồng bộ sản xuất.
- Giảm chi phí sửa chữa: Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật và thay thế linh kiện hỏng trước khi chúng gây ra hỏng hóc lớn, từ đó giảm chi phí sửa chữa phát sinh.
- Tăng tuổi thọ của máy: Bằng cách thực hiện quy trình bảo dưỡng máy CNC định kỳ, máy có thể hoạt động lâu dài hơn, giúp tối ưu hóa lợi nhuận từ việc đầu tư ban đầu.
- Bảo vệ chất lượng sản phẩm: Máy CNC được bảo dưỡng định kỳ giữ cho các thành phần và linh kiện hoạt động ổn định, từ đó đảm bảo chất lượng và độ chính xác của sản phẩm cuối cùng.
- Tăng độ an toàn: Bên cạnh đó, quy trình bảo dưỡng máy CNC bao gồm việc kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị an toàn như cảm biến an toàn, giúp giảm nguy cơ tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe của nhân viên.
- Tối ưu hóa sử dụng năng lượng: Máy CNC được bảo dưỡng định kỳ thường hoạt động hiệu quả hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn, giúp giảm thiểu chi phí vận hành và bảo vệ môi trường.
- Tăng khả năng sản xuất: Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp tránh được những sự cố không mong muốn, đảm bảo rằng máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần thiết, từ đó tối ưu hóa lịch trình sản xuất.
Xem thêm: 5 điều bắt buộc thực hiện để kéo dài tuổi thọ máy CNC
Quy trình bảo dưỡng máy CNC phần điện – điện tử và phần cơ khí
Máy CNC thường được điều khiển bởi các hệ thống điện – điện tử và phần cơ khí phức tạp. Do đó, trước khi tiến hành quy trình bảo dưỡng máy CNC, người vận hành cần kiểm tra phần những phần sau:
1. Phần điện – điện tử
- Kiểm tra hoạt động của phần điều khiển.
- Vệ sinh thiết bị điện, mạch điện tử và các thiết bị ngoại vi.
- Bảo dưỡng hệ thống điện, cáp kết nối, mối nối, tín hiệu ngoại vi.
- Thay thế các linh kiện cần thiết.
- Kiểm tra, sửa chữa, thay thế (nếu cần) các linh kiện bị hỏng hóc trong máy CNC.
2. Phần cơ khí
Bên cạnh bảo dưỡng phần điện – điện tử, người vận hành cũng cần tiến hành bảo dưỡng phần cơ khí bằng cách thực hiện những đầu việc sau:
- Kiểm tra hoạt động của phần cơ khí và kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Từ đó, đánh giá lại tình trạng của máy và đưa ra phương án bảo dưỡng phù hợp.
- Tiến hành tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng các cơ cấu của máy, tra dầu mỡ trục, bulong, ốc vít,…
- Điều chỉnh phần cơ khí chính xác.
Quy trình bảo dưỡng máy CNC hàng ngày

Quy trình bảo dưỡng máy CNC hàng ngày đóng vai trò quan trọng góp phần làm giảm thiểu sự hao mòn của thiết bị, phụ tùng trong máy và tránh gây ra những lỗi phát sinh trong quá trình gia công. Theo đó, quy trình bảo dưỡng máy CNC hàng ngày cần thực hiện những đầu việc sau:
- Kiểm tra chất lỏng trong máy: Để máy CNC hoạt động ổn định đòi hỏi mức chất lỏng như dầu thủy lực, chất bôi trơn,… phù hợp. Khi tiến hành kiểm tra phần chất lỏng hàng ngày sẽ giúp người vận hành nhanh chóng phát hiện tình trạng chất lỏng cần bổ sung thêm.
- Tra mỡ: Đây cũng là một công việc quan trọng trong quy trình bảo dưỡng máy CNC hàng ngày. Mỡ là chất bôi trơn hỗ trợ các bộ phận và rãnh hoạt động dễ dàng hơn. Người dùng cần tiến hành xem xét các bộ phận di chuyển và tra mỡ vào những điểm khô. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng hao mòn của phụ tùng và tiết kiệm chi phí hiệu quả.
- Vệ sinh, làm sạch bề mặt máy CNC để loại bỏ những mảnh vụn và vật liệu dư thừa trong quá trình gia công.
- Kiểm tra dây đai trục chính, bôi trơn đầy đủ.
- Điều chỉnh bộ thay dao tự động (nếu cần) nhằm tránh tình trạng các công cụ bị kẹt trong quá trình vận hành.
Quy trình bảo dưỡng máy CNC định kỳ
Quy trình bảo dưỡng máy CNC định kỳ là một phần quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và độ bền của máy. Dưới đây là những đầu việc mà người vận hành cần tuân thủ:
Kiểm tra dầu làm nguội mỗi 8 tiếng hàng ngày
- Kiểm tra mức dầu làm nguội chứa trong thùng dầu bôi trơn của máy CNC.
- Sử dụng dầu nhẹ và dầu sạch để vệ sinh đầu côn trục chính.
- Vệ sinh bộ phay dao và phôi ở đường bao.
- Kiểm tra, làm sạch, thay thế (nếu cần) hệ thống dầu làm nguội trục chính.
Kiểm tra hệ thống xả tự động của bộ lọc hàng tuần
- Tiến hành vệ sinh, làm sạch phôi trên thùng dầu làm nguội.
- Tại 85 psi, kiểm tra bộ điều chỉnh khí nén.
- Tại 17 psi tiến hành kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí.
- Tại 20 psi, kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí của trục chính.
Xem thêm: Tìm hiểu về gia công CNC chi tiết nhôm
Kiểm tra cân bằng áp suất thủy lực hàng tháng
- Kiểm tra dầu trong hộp số.
- Bôi lớp mỡ mỏng bên ngoài băng dẫn của dao và máy.
- Kiểm tra tổng thể mọi thao tác, tra dầu nhẹ.
Quy trình bảo dưỡng máy CNC hàng 6 tháng
- Vệ sinh, làm sạch thùng dầu làm nguội.
- Thay thế dầu làm nguội để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động.
- Kiểm tra các ống mềm và đường bôi trơn.
Bảo dưỡng máy CNC hàng năm
- Theo thời gian 2 năm một lần, tiến hành thay thế lọc khí trên hộp điều khiển.
- Xả dầu từ đáy của hộp số và tiến hành thay dầu, đổ thêm dầu cho tới khi dầu bắt đầu nhỏ giọt từ ống tràn dầu ở đáy thùng chứa.
- Vệ sinh cặn bẩn ở đáy lọc dầu.
- Tháo nắp, kiểm tra đầu trục chính.
- Thông qua mắt thăm, kiểm tra mức dầu SMTC.
Kết quả cần đạt được sau quy trình bảo dưỡng máy CNC

Quy trình bảo dưỡng máy CNC cần đảm bảo đạt được các kết quả sau:
- Máy hoạt động ổn định: Mục tiêu chính của quy trình bảo dưỡng là đảm bảo rằng máy CNC hoạt động một cách ổn định. Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp ngăn chặn sự cố và giảm thiểu thời gian ngừng máy.
- Độ chính xác cao: Máy CNC cần phải duy trì độ chính xác cao trong quá trình hoạt động. Quy trình bảo dưỡng máy CNC định kỳ giúp điều chỉnh các thành phần của máy để đảm bảo độ chính xác của quy trình sản xuất.
- Tuổi thọ máy kéo dài: Bảo dưỡng định kỳ giúp giảm thiểu hao mòn và tổn hại cho các bộ phận của máy CNC. Điều này kéo dài tuổi thọ của máy và giảm chi phí sửa chữa và thay thế.
- An toàn làm việc: Bảo dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho nhân viên làm việc với máy. Các bộ phận máy cần được kiểm tra và bảo trì để ngăn ngừa các tai nạn làm việc.
- Giảm chi phí sửa chữa và bảo trì: Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ giúp ngăn ngừa sự cố và hao mòn, từ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo trì không định kỳ.
Quy trình bảo dưỡng máy CNC đúng cách là chìa khóa để bảo vệ tài sản và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Bằng cách tuân thủ các bước quy trình bảo dưỡng đã nêu trên, bạn có thể đảm bảo rằng máy của mình luôn hoạt động ổn định và đạt được hiệu suất tối đa. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư máy CNC Taikan chất lượng cao, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC THƯƠNG HIỆU TAIKAN TẠI VIỆT NAM
- Trụ Sở Chính TLT – Hồ Chí Minh:
354 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi Nhánh TLT – Hà Nội:
Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X. Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội
- Chi nhánh TLT – Bắc Ninh:
Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)
- Hotline: 1900.98.99.06