Công nghệ CNC là gì? Ưu điểm và ứng dụng

Công nghệ CNC ra đời đem lại rất nhiều lợi ích cho nền sản xuất công nghiệp, giúp nhiều lĩnh vực nâng cao hiệu suất và phát triển mạnh mẽ. Vậy công nghệ CNC là gì? Nó có ưu điểm và nhược điểm ra sao? Ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Công nghệ CNC là gì?

Công nghệ CNC hiện đại là giải pháp tối ưu giúp nâng cao hiệu suất sản xuất
Công nghệ CNC hiện đại là giải pháp tối ưu giúp nâng cao hiệu suất sản xuất

CNC (Computer Numerical Control) là hệ điều khiển thông tin của hệ thống máy tính. Đây là một thiết kế thông minh khi ứng dụng phần mềm máy tính vào trong máy công cụ nhằm mục đích sản xuất. Việc sử dụng phần mềm này giúp tối ưu quá trình sản xuất, tăng cường độ chính xác cũng như tiết kiệm thời gian gia công.

Có thể nói rằng, sự ra đời của các dòng máy CNC đã trở thành một bước đột phá mới trong lĩnh vực gia công chính xác. Nó không chỉ khắc phục được những nhược điểm từ các dòng máy cơ truyền thống mà còn đem lại những lợi ích to lớn về hiệu suất, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ CNC

Công nghệ CNC đóng vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp hiện đại. Sở hữu nhiều thế mạnh vượt trội nên các dòng máy tích hợp công nghệ CNC thường rất được săn đón hiện nay.

Ưu điểm

  • Độ chính xác cao: Khả năng tự động hoá khi gia công kết hợp với bảng điều khiển CNC hiện đại, dễ lập trình gia công giúp máy công cụ gia công ra các chi tiết có độ chính xác cao, sai số thấp.
  • Tự động hoá: Toàn bộ quá trình gia công đều được tự động hoá, từ điều khiển động cơ cắt cho đến lấy sản phẩm sau gia công. Điều này giúp hạn chế tối đa sự can thiệp của con người, đồng thời gian sai sót ngoài ý muốn, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Tốc độ vượt trội: Sở hữu khả năng tự vận hành liên tục và tự động hoá hoàn toàn, máy CNC có thể thực hiện các gia công chi tiết với tốc độ cao, rút ngắn thời gian nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống.
  • Tính linh hoạt: CNC là công nghệ hiện đại có khả năng ứng dụng cho nhiều quá trình gia công khác nhau như phay, tiện, cắt, khoan, đục, doa, taro và ren… Ngoài ra, máy còn gia công linh hoạt trên nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, nhựa, gỗ, composite…
  • An toàn: So với các phương pháp truyền thống, máy công cụ CNC tự động hoá nên giảm thiểu sự tác động can thiệp của con người vào quá trình gia công. Nhờ đó giúp giảm thiểu các rủi ro tai nạn lao động, giữ an toàn cho người vận hành.

Nhược điểm

Ngoài sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, công nghệ CNC cũng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định như:

  • Chi phí đầu tư cao: Máy công cụ ứng dụng CNC và những thiết bị, công cụ liên quan thường có giá khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng phải bỏ ra số vốn đầu tư ban đầu rất cao. Không chỉ là máy mà còn nhiều đi kèm khác như lắp đặt, bảo dưỡng định kỳ, đào tạo nhân viên…
  • Bảo dưỡng, bảo trì định kỳ: Việc kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ rất quan trọng, vì hoạt động lâu ngày khiến máy có thể hỏng hóc hoặc tiềm ẩn các rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, việc kiểm tra này đòi hỏi tốn chi phí cũng như đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao.
  • Dễ gặp sự cố về nguồn điện: Máy CNC đòi hỏi phải có nguồn điện ổn định để vận hành hiệu quả. Nên nếu xảy ra sự cố về nguồn điện hoặc lỗi xử lý phần mềm sẽ dễ khiến cho quá trình sản xuất bị ảnh hưởng, gián đoạn.

XEM THÊM: Top 5 máy CNC Taikan hệ điều hành Mitsubishi đáng mua nhất

Nguyên lý hoạt động của công nghệ CNC

Máy CNC có nguyên lý hoạt động đơn giản nhưng rất hiệu quả
Máy CNC có nguyên lý hoạt động đơn giản nhưng rất hiệu quả

Có thể hiểu đơn giản rằng máy công cụ CNC hoạt động dựa theo sự điều khiển của hệ thống phần mềm máy tính đã được thiết lập sẵn. Khi nhấn nút bắt đầu, chương trình này sẽ tự xử lý dữ liệu và vận hành điều khiển bộ phận dao cắt di chuyển đến vị trí yêu cầu để thực hiện cắt gọt phôi cơ khí theo đúng yêu cầu.

Nguyên lý hoạt động máy CNC cơ bản như sau:

  • Mũi cắt: Bộ phận này được gắn trực tiếp vào trục chính của máy. Tuỳ theo dòng máy có thể có 1 hoặc nhiều trục chính để thực hiện nhiệm vụ di chuyển dao cắt đến các vị trí khác nhau dưới sự điều khiển của máy tính.
  • Phôi: Đây là vật liệu cần được cắt gọt xử lý, nó được giữ cố định trên giá đỡ. Phần giá đỡ này có thể xoay quanh trục hoặc giữ cố định để lưỡi dao cắt vào đúng vị trí yêu cầu.

Ứng dụng của công nghệ CNC trong các lĩnh vực

Sự ra đời của công nghệ CNC kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp, máy móc cơ khí, gia công chính xác… Có thể thấy những dòng máy CNC như máy phay, máy tiện, máy cắt, máy khoan và taro được sử dụng rất phổ biến.

Một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ CNC như:

  • Sản xuất phụ tùng ô tô
  • Hàng không vũ trụ
  • Thiết bị y tế
  • Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử

TÌM HIỂU NGAY: Máy tiện tự động CNC là gì? Ưu điểm và vai trò của nó trong gia công chính xác

Các loại máy công cụ sử dụng công nghệ CNC

Máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt CNC... là những dòng máy CNC phổ biến trên thị trường
Máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt CNC… là những dòng máy CNC phổ biến trên thị trường

Hiện nay, có rất nhiều loại máy móc sử dụng công nghệ CNC để nâng cao khả năng sản xuất, đảm bảo độ chính xác hoàn thiện cho sản phẩm và tiết kiệm thời gian. Dưới đây là 5 dòng máy CNC phổ biến trên thị trường:

Máy phay CNC

Máy phay CNC là dòng máy có thiết kế đài dao cắt quay tròn để loại bỏ vật liệu ra khỏi phôi. Nó có 2 loại gồm đài dao nằm dọc và nằm ngang để phù hợp với nhu cầu gia công từng loại vật liệu khác nhau. Trong đó, đài dao cắt được điều khiển thông qua bảng hệ thống điều khiển CNC tích hợp trên máy. Người vận hành có thể lập trình sẵn để nó điều khiển động cơ di chuyển theo nhiều hướng khác nhau, thực hiện cắt gọt chi tiết theo yêu cầu.

Máy tiện CNC

Máy tiện CNC cơ bản gồm 2 bộ phận là cố định phôi và bộ phận lắp đặt công cụ cắt. Dựa theo điều khiển của bảng CNC, máy tiện có thể di chuyển để tạo ra những đường cắt gọt tại nhiều vị trí khác nhau để tạo thành sản phẩm mong muốn.

Máy khoan CNC

Máy khoan tích hợp công nghệ CNC có khả năng gia công trên nhiều loại vật liệu có kích thước khác nhau. Đặc biệt máy có thể khoan được nhiều vị trí cùng lúc mà vẫn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, rút ngắn thời gian gia công.

Máy mài CNC

Máy mài được dùng để mài dao và các bộ phận dao cắt của máy công cụ. Các loại máy mài CNC có thể được sử dụng trên đa dạng các loại vật liệu, nhất là những loại vật liệu có độ cứng cao hoặc dễ vỡ, đảm bảo gia công nhanh và chính xác.

Máy cắt CNC

Nhờ được điều khiển thông qua hệ thống CNC nên chương trình cắt bằng máy đảm bảo độ chính xác rất cao. Đảm bảo những nhát cắt được thực hiện nhanh chóng, dứt khoát, đảm bảo đúng vị trí.

Trên đây là những thông tin chi tiết về công nghệ CNC. Hi vọng rằng quý bạn đọc đã hiểu rõ về lợi ích của công nghệ này và ứng dụng phù hợp vào trong sản xuất, đem lại hiệu suất và nâng cao mở rộng sản xuất.

NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU TAIKAN TẠI VIỆT NAM

  • Trụ Sở Chính TLT – Hồ Chí Minh:

197 Võ Văn Bích, X. Tân Thạnh Đông, H. Củ Chi, TP. HCM

  • Chi Nhánh TLT – Hà Nội:

Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X. Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội

  • Chi nhánh TLT – Bắc Ninh:

Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)

  • Hotline: 1900.98.99.06