Các loại mũi khoan CNC tùy thuộc và từng hình dáng và kích thước sẽ phù hợp với từng yêu cầu gia công khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại mũi khoan CNC phổ biến nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé!
Tổng quan các loại mũi khoan CNC
Các loại mũi khoan CNC được thiết kế để dùng trong những trường hợp tạo lỗ trên chi tiết gia công. Đa phần các lỗ đều có mặt cắt ngang hình tròn. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số mũi khoan dùng để tạo lỗ có tiết diện không phải hình tròn. Các loại mũi khoan CNC hiện nay rất phổ biến với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, được dùng để tạo lỗ có dạng hình côn hoặc hình trụ. Đặc biệt, quá trình gia công khoan còn có thể tạo lỗ thông hoặc không thông tùy vào yêu cầu của từng sản phẩm.
Để dễ dàng trong việc tạo lỗ, các loại mũi khoan CNC cần được lắp và máy khoan hoặc máy gia công kết hợp. Khi đó, mâm cặp (hay đầu kẹp) sẽ đảm nhận việc giữ chặt phần chuôi của mũi khoan.
Xem thêm: Tìm hiểu động cơ trục chính máy CNC
Đặc điểm của các loại mũi khoan CNC
Đặc điểm chung của các loại mũi khoan CNC thường bao gồm 2 phần chính là phần chuôi và phần làm việc.
Phần chuôi: Được dùng để gá và cố định các loại mũi khoan CNC lên máy khoan. Các loại chuôi thường được sử dụng bao gồm hình lục giác, hình trụ tròn,… với các hệ thống tháo nhanh khác nhau.
Phần làm việc: Chức năng chính của phần này là cắt gọt và khoét lỗ trên vật liệu gia công. Phần làm việc thường sở hữu một số đặc điểm hình học sau:
- Rãnh xoắn: Hình rãnh xoắn trên mũi khoan giúp tạo nên các lưỡi cắt, hỗ trợ loại bỏ phoi hiệu quả. Hình dạng và bước của rãnh xoắn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và tốc độ thoát phoi, phù hợp với đa dạng vật liệu khác nhau.
- Góc thoát: Được tạo thành qua mài vạt phía sau của mặt thoát chính. Thông thường góc thoát lớn giúp tạo nên lực cắt mạnh hơn so với góc thoát nhỏ dưới cùng một áp lực. Thêm vào đó, góc thoát cần đủ lớn để khi khoan với bước tiến dao lớn cũng sẽ tiến hành cắt dễ dàng. Tuy nhiên, góc thoát cũng không được quá lớn vì nếu vậy sẽ làm yếu cạnh cắt, rung mũi khoan, từ đó tạo ra những tiếng kêu lạch cạch trong quá trình làm việc.
- Góc đỉnh khoan: Vị trí của góc đỉnh khoan được hình thành ngay đầu mũi khoan, được xác định bởi vật liệu phôi và ứng dụng khoan. Khi góc đỉnh khoan lớn, mũi khoan thường dễ bị ăn lệch, vì vậy đường kính mũi khoan thường cũng lớn, chủ yếu sử dụng với các vật liệu có độ cứng và mài mòn cao. Trái lại, góc đỉnh khoan nhỏ giúp việc định tâm tốt, làm tăng độ mài mòn của cạnh cắt, thường dùng với những vật liệu mềm hơn. Góc đỉnh khoan thường ảnh hưởng trực tiếp đến độ tiến dao, độ mòn, độ vênh và hình dạng lỗ.
- Chiều dài mũi khoan: Ảnh hưởng đến độ chính xác của lỗ sau khi khoan, xác định độ sâu của lỗ có thể khoan cũng như xác định độ cứng của vật liệu tạo mũi khoan. Trên thực tế, các mũi khoan dài có khả năng khoan các lỗ sâu hơn, tuy nhiên nó cũng đồng nghĩa với việc dễ bị lệch khỏi trục dự định. Thông thường, các loại mũi khoan CNC dạng xoắn sẽ có sẵn độ dài tiêu chuẩn. Tỷ lệ đường kính trên chiều dài mũi khoan thường từ 1:1 đến 1:10.
Vật liệu chế tạo các loại mũi khoan CNC
Vật liệu chế tạo các loại mũi khoan CNC phần lớn là thép, tuy nhiên vẫn còn một số vật liệu khác được sử dụng để chế tạo tùy vào yêu cầu của ứng dụng khoan như:
- Thép gió: Hay còn gọi là thép tốc độ cao, được sử dụng phổ biến để tạo ra các loại mũi khoan CNC thông thường có độ cứng cao, đáp ứng yêu cầu khoan trên kim loại cứng lên đến 900N/mm2.
- Thép gió HSS-G: Thường dùng để chế tạo các loại mũi khoan CNC tiện.
- Thép gió HSS-R: Mũi khoan được chế tạo bằng quy trình cán nóng.
- Hợp kim thép Coban: Đây là vật liệu thường được dùng để chế tạo các loại mũi khoan CNC. Hợp kim thép Coban là biến thể của thép gió chứa nhiều Coban, thường thấy như HSSE-Co5 chứa 5% Coban, HSSE-Co8 chứ 8% Coban. Vật liệu này giúp cho mũi khoan có độ cứng cao hơn, chịu nhiệt tốt, sử dụng để khoan thép không gỉ và vật liệu cứng lên tới 1100N/mm2.
- Kim cương đa tinh thể: Được xem là vật liệu cứng nhất trong số những vật liệu dùng để chế tạo các mũi khoan CNC. Vì vậy, mũi khoan làm từ kim cương đa tinh thể có khả năng chống mài mòn cực kỳ tốt. Kim cương đa tinh thể thường có độ dày khoảng 0.5mm, liên kết với chất thiêu kết để từ đó tạo thành một khối có kích thước lớn, sau đó được dùng để chế tạo mũi khoan. Loại mũi khoan này thường được dùng trong ngành ô tô, hàng không vũ trụ và các ngành cơ khí chính xác.
Các loại mũi khoan CNC phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, các loại mũi khoan CNC thường được phân biệt bởi công dụng, chức năng, hình dáng,…. Theo đó, mỗi loại mũi khoan sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, dưới đây là những loại mũi khoan phổ biến nhất.
Mũi khoan xoắn
Mũi khoan xoắn và một trong các loại mũi khoan CNC được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại mũi khoan này có hình dạng xoắn, được hình thành từ một điểm cắt ở đầu của trục hình trụ với rãnh xoắn xung quanh, các rãnh xoắn có chức năng thoát phoi sinh ra trong quá trình gia công, bên cạnh đó nó cũng tạo ra mặt cắt phụ giúp cho bề mặt lỗ khoan bóng mịn hơn.
Dòng mũi khoan xoắn có đường kính từ 0.002 – 3.5 in và chiều dài có thể lên tới 25.5 in (650 mm). Đặc biệt, mũi khoan xoắn có thể được mài sắc các cạnh để sử dụng nhiều lần, giúp tối ưu hóa mũi khoan phù hợp với một loại vật liệu cụ thể. Các nhà sản xuất hiện nay đã tạo ra nhiều phiên bản mũi khoan xoắn, thay đổi hình dạng hình học để phù hợp với các máy móc cụ thể và vật liệu phôi khác nhau như:
- Mũi khoan xoắn đa năng
- Mũi khoan thép không gỉ
- Mũi khoan đỉnh phẳng
- Mũi khoan kim loại màu
- Mũi khoan dài
Mũi khoan định tâm
Trong các loại mũi khoan CNC, mũi khoan định tâm là dòng thường được dùng để gia công kim loại giúp tạo lỗ nhỏ trước khi bắt đầu khoan kích thước lớn hơn. Việc này nhằm đảm bảo mũi khoan lớn không bị lệch khỏi vị trí định sẵn. Ngoài ra, mũi khoan định tâm cũng được dùng để tạo vết lõm hình nón ở cuối phôi để lắp tâm máy tiện.
Xem thêm: 5 điều bắt buộc thực hiện để kéo dài tuổi thọ máy CNC
Mũi khoan răng cưa
Đây cũng là một trong số các loại mũi khoan CNC phổ biến nhất hiện nay. Mũi khoan răng cưa có cấu tạo hình trụ, phần đầu tương tự giống mũi khoan xoắn nhưng phần thân thì bao gồm các rãnh thẳng và nhiều răng nhỏ. Nhờ sở hữu tính năng vừa khoan vừa cắt nên mũi khoan răng cưa thường được dùng để tạo hình bề mặt dạng tấm của chi tiết, chủ yếu dùng trên vật liệu nhựa, nhôm hoặc gỗ.
Mũi khoan gắn mảnh
Loại mũi khoan CNC này thường được sử dụng chủ yếu trên máy CNC yêu cầu độ chính xác cao trên chi tiết gia công. Mũi khoan gắn mảnh sử dụng các mảnh chip cắt có thể thay thế để làm mặt cắt. Chúng thường có 2 mảnh cắt, một mảnh nằm phía trong bánh kính nhỏ từ tâm mũi khoan, một mảnh còn lại nằm phía ngoài cạnh của mũi khoan để tạo bán kính ngoài, kết hợp với nhau tạo thành lỗ hoàn chỉnh.
Mũi khoan gắn mảnh có độ cứng cao, lớp phủ có khả năng chống mài mòn tốt hơn rất nhiều so với các loại mũi khoan CNC khác. Hầu hết các mũi khoan gắn mảnh đều có lỗ làm mát để kéo dài tuổi thọ cho dụng cụ khi sử dụng nhiều. Đây là mũi khoan có nhiều hình dạng đặc biệt như rãnh thoát phoi thẳng, đa luồng, xoắn ốc nhanh và nhiều dạng khác.
Trên đây là các loại mũi khoan CNC phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể gặp trong ngành gia công. Khi chọn mũi khoan phù hợp cho dự án của mình, hãy cân nhắc đến yêu cầu cụ thể về vật liệu và độ chính xác cần thiết, cũng như khả năng và điều kiện của máy CNC. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư máy CNC Taikan chất lượng cao, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!
NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC THƯƠNG HIỆU TAIKAN TẠI VIỆT NAM
- Trụ Sở Chính TLT – Hồ Chí Minh:
354 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi Nhánh TLT – Hà Nội:
Km 6 Võ Văn Kiệt, Thôn Đoài, X. Nam Hồng, H. Đông Anh, Thủ đô Hà Nội
- Chi nhánh TLT – Bắc Ninh:
Đ. Lê Thái Tổ, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Kế bên Honda, đối diện Toyota)
- Hotline: 1900.98.99.06